Bạn có thể hỏi những người đã từng mang thai để biết về những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khi có thai. Song để nhận biết sớm các dấu hiệu nhiều khả năng bạn đang mang thai thì sẽ phải lưu ý rất chi tiết đến các biểu hiện của cơ thể.
Dưới đây là 25 dấu hiệu thông thường và ý nghĩa của chúng để chị em có thể đối chiếu các biểu hiện của bản thân cũng như phân biệt được với các thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng một cách rõ ràng nhất.
Có 3 phân loại dấu hiệu mang thai là: có thể, rất có thể và chắc chắn
#1. Có thể đang mang thai
- Không có kinh nguyệt
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Chỉ có “cảm giác” là mang thai
- Buồn nôn và nôn mửa
- Thay đổi tính dục
- Tình trạng rất lớn của hai bầu vú
- Sự nở rộng của hai bầu vú
- Đi tiểu nhiều hơn, thèm ăn kỳ lạ
- Mệt mỏi
- Những nốt sưng nhỏ trên núm vú
- Sự thay đổi của da
- Những đốm lan rộng trên da
- Sự chuyển động của bào thai
- Sữa non từ ngực
#2. Rất có thể đang mang thai
- Bụng lớn hơn
- Xét nghiệm thai dương tính
- Thay đổi hình dạng dạ con (tử cung)
- Dạ con mở rộng
- Những cơn có bóp của dạ con
- Bắt mạch và phát hiện có thai
#3. Chắc chắn đang mang thai
- Nhịp tim đập của thai nhi
- Sự phát hiện của sóng siêu âm
- Sự phát hiện nhờ chụp X-Quang
Không có kinh nguyệt
Nếu không có kinh nguyệt theo chu kỳ bình thường, có thể bạn đã thụ thai hoặc có thể liên quan tới một chứng bệnh hay đang bị stress.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn hoặc ngắn hơn. Nó có thể là sự khác biệt về số lượng của dòng chảy. Bất kỳ sự khác biệt nào cũng đều cho thấy bạn đã mang thai.
Buồn nôn và nôn mửa
Đây là triệu chứng ốm nghén, thường nôn oẹ vào buổi sáng. Một triệu chứng mà rất nhiều phụ nữ mang thai đều gặp.
Thay đổi tính dục
a. Quý thứ nhất (3 tháng đầu):
+ Thay đổi cảm xúc:
Bạn và chồng bạn có thể thấy rằng sự khao khát tình dục tăng lên, vì bạn không phải nghĩ về việc hạn chế sinh đẻ.
Có thể bạn sẽ thấy rằng bạn đang có những mâu thuẫn về tình dục, vì những ý niệm thay đổi về bản thân khiến bạn trông có vẻ là “người mẹ” hơn.
Vài chị em cảm thấy lo lắng khi nghĩ về tình dục, kể cả những giấc mơ và sự tưởng tượng kỳ lạ.
+ Thay đổi cơ thể:
Ngực bạn có thể nhạy cảm, khiến sự khoái lạc tình dục tăng lên hoặc trở nên dễ bị đau hơn. Trong quý này, ngực bạn trải qua những đổi thay nhanh nhất.
Sự buồn nôn và mệt mỏi có thể làm giảm sự thèm muốn tình dục của bạn.
Lo sợ về việc hỏng thai có thể làm hạn chế số lần giao hợp hoặc sự cực khoái mà bạn có thể có.
Sự cực khoái có thể “kéo dài”, tạo ra một cảm giác căng thẳng trong âm vật và âm hộ của bạn.
b. Quý thứ hai (ba tháng giữa):
+ Thay đổi cảm xúc:
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy gợi tình qua hình dáng mới của họ, đặc biệt là nếu họ cảm thấy không có vẻ xanh xao, ốm yếu hơn trong quý đầu tiên.
Người cha có thể sợ làm tổn thương con họ hoặc – sợ con họ “biết” những gì đang diễn ra, đặc biệt là khi bé bắt đầu chuyển động và người cha có thể cảm nhận được điều này.
Và người cha cảm thấy ghen tị vì sự thân mật của bé với người mẹ.
+ Thay đổi cơ thể:
Âm đạo trơn hơn. Âm vật và âm đạo ứ máu nhiều hơn. Nhiều chị em sẽ đạt được sự cực khoái hoặc cực khoái nhiều lần trong thời gian đầu giai đoạn mang thai, do cái gọi là “sự ứ máu” (en-gorgement).
c. Quý thứ ba (ba tháng cuối):
+ Thay đổi cảm xúc:
Người vợ có thể sợ rằng chồng ghê tởm hình dáng của mình hoặc lo âu vì dáng vẻ của cơ thể không bao giờ gọn gàng như trước đây.
Ngược lại, đa số đàn ông bị “đánh thức” trước hình ảnh đang đơm hoa kết trái của vợ mình. Sự giao tiếp giữa hai vợ chồng là điều cần thiết, nhằm có một cuộc sống tình dục có lợi cho sức khỏe và tất cả những điều khác trong cuộc sống.
Người mẹ trở nên mệt mỏi hơn trong việc tính toán thời gian và công việc.
Mỗi người có cái bụng khác nhau, do đó bạn cần sáng tạo để có tư thế đúng trong công việc. Xin nhớ bạn không nên đấm lưng, ngã vật ngửa xuống giường ít nhất bạn cần nằm xuống nghiêng một bên thật nhẹ nhàng.
+ Thay đổi cơ thể:
Dạ con (tử cung) đôi khi co thắt kéo dài trên một phút trong giai đoạn cực khoái, điều này khác với sự co bóp trước khi sinh đẻ.
Sự co bóp dạ con trước khi sinh có thể xuất hiện sau khoảng nửa giờ hoặc một giờ bạn đã quan hệ tình dục.
Do ứ máu trong âm đạo và âm vật, sự cực khoái không thể làm dịu sự căng thẳng nhục dục mà bạn cảm nhận được.
Nếu đầu con bạn nằm sâu trong khung xương chậu, bạn có thể bị đau trong và sau khi quan hệ tình dục, đây là điều bình thường.
Sự giao hợp sẽ không làm xuất hiện đột ngột những cơn co bóp dạ con nếu cổ tử cung không đỏ mọng, vì thế, bạn không cần lo lắng về những cơn co thắt trước thời hạn sinh đẻ.
Tình trạng quá lớn hoặc nở rộng của hai bầu vú
Trước đây, bạn có thể đã nghe nhiều người nói về tình trạng hai bầu vú của họ trong giai đoạn mang thai. Có một sự thật là, ngực bạn sẽ phản ứng lại khi bạn đang mang thai. Nó sẽ chuẩn bị cho quá trình bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Dưới đây là những đổi thay thông thường của hai bầu vú trong quá trình bạn mang thai.
+ Hai vú đau nhức:
Ở giai đoạn đầu của quý thứ nhất, có thể bạn sẽ thấy rằng, hai bầu vú của bạn bị đau hoặc mềm. Và người khác có thể không nhận ra điều này. Khi chạm nhẹ vào vú, có thể bạn sẽ thấy chúng mềm hơn một chút hoặc bạn cảm thấy khá đau khi đeo nịt ngực. Cả hai tình trạng này đều bình thường và thường rất rõ ràng trong quý đầu tiên. Đây là một trong những lý do mà vài chị em thường tránh giao hợp trong quý thứ nhất. Việc ân ái trong giai đoạn mang thai là an toàn. Nhưng có thể bạn vẫn muốn tránh sự đụng chạm vào hai đầu vú của bạn.
+ Những đổi thay của núm vú:
Hai núm vú của bạn có thể trở nên lớn hơn và sẫm màu hơn trong quá trình bạn mang thai. Ngoài ra, có thể bạn sẽ thấy những nốt sưng nhỏ, những mảng màu trắng trên núm vú của bạn. Đây là điều là bình thường. Chúng được gọi là “Montgomery’s tubercules”.
+ Hai vú lớn hơn:
Gần cuối quý thứ nhất hoặc vào đầu quý thứ hai, bạn có thể thấy rằng hai vú của bạn bắt đầu phát triển. Gần cuối giai đoạn mang thai, bạn sẽ cần mặc một nịt vú dành cho sản phụ để giúp bộ ngực lớn hơn của bạn được thoải mái.
+ Sữa non rò rỉ:
Sữa non là loại sữa đầu tiên mà cơ thể bạn tạo ra. Nó sẽ cung cấp cho con bạn tất cả những gì mà bé cần để bắt đầu cuộc sống, kể cả những chất giúp miễn dịch và bảo vệ con bạn trước bệnh vàng da. Gần cuối quá trình mang thai, vài chị em phụ nữ cảm thấy rằng vú của họ tiết ra chất lỏng màu vàng này. Hoặc bạn có thể thấy rằng hai núm vú của bạn đóng một lớp màng, đó chính là sữa non. Bạn có thể sử dụng một cái đệm ngực nếu sữa lộ ra ngoài lớp áo hoặc để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
+ Vú không thay đổi:
Bạn có thể là một trong những người chỉ có triệu chứng đôi chút hoặc không có triệu chứng gì cho thấy hai vú đang thay đổi. Đừng hoảng sợ. Không có gì ảnh hưởng đến khả năng mang thai thành công hoặc việc bạn sẽ nuôi con bằng sữa mẹ.
Sự thèm ăn kỳ lạ
Mang thai và thèm ăn là hai điều thường đi đôi với nhau. Một số người thì đồ chua và kem. Nhưng lại có người thèm những món rất bất ngờ, thí dụ như: đất sét hoặc bột ngô. Mời bạn đọc mục “Sự thèm ăn” trong phần nói về “Chế độ ăn trong giai đoạn mang thai”.
Những nốt sưng nhỏ trên núm vú
Những nốt này không gây hại. Chúng chỉ là dấu hiệu cho thấy có khả năng đã mang thai.
Sự thay đổi của da
Hệ thống da trải qua một số đổi thay về hormone và cơ học.
Xét nghiệm thai dương tính
Thử thai chẳng có gì khó khăn cả. Nhưng bạn cần nắm rõ cách thử để không bị “bé cái nhầm”. Trước hết, bạn cần chọn một dụng cụ khám thai rồi mua nó. Một cài chị em cảm thấy thoải mái hơn khi chọn nhãn hiệu hoặc loại dụng cụ khám thai của thương hiệu nào đó. Nhưng phần lớn các dụng cụ khám thai đều như nhau, kể cả cách thử và giá cả. Bạn có thể sẽ thích mua một hộp chứa nhiều que thử thai rồi cứ cách vài ngày bạn thử một lần như một sốchị em thường làm.
Sự co bóp của dạ con
Sự co bóp này không gây đau đớn. Nó có thể xuất hiện từng đợt, cách mỗi 10 phút đến 20 phút sau quý đầu tiên mang thai. Không phải ai cũng chú ý hoặc trải qua những đợt co bóp này, nhưng vài người lại bị thường xuyên hơn. Một số người mẹ cho biết, họ chỉ nhận ra điều này ở những lần mang thai sau, chứ không phải ngay lần mang thai đầu tiên.
Nhịp tim đập của thai nhi
Bạn có thể nhận ra nhịp tim đập của thai nhi. Nó đập khoảng 160 lần/phút.
Ngoài những dấu hiệu và triệu chứng kể trên, có thể bạn sẽ gặp những triệu chứng lạ dưới đây.
+ Chảy máu mũi và nghẹt mũi
Chảy máu mũi và nghẹt mũi có thể rất phổ biến. Hãy điều trị hai triệu chứng này bằng những cách tự nhiên như sử dụng máy giữ độ ẩm không khí hoặc hít một ít nước muối. Nếu không hiệu quả, hãy tìm tới bác sĩ để có cách điều trị khác.
+ Chứng mất ngủ
Khi nghĩ về chuyện mang thai, có thể bạn sẽ nghĩ nó rất mệt nhọc. Đôi khi, dù mệt hoặc không mệt, có thể bạn vẫn bị mất ngủ trong giai đoạn mang thai. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở dạng khó ngủ và không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc. Việc tập thể dục, giảm chất cafein và thư giãn là những cách chính để không cầu viện đến dược phẩm .
+ Đau dạ dày – ruột (do ợ và khí)
Những hormone trong kỳ thai nghén thường “đi du lịch ngắn hạn” trong hệ thống dạ dày – ruột của bạn. Nó tạo ra khí và sự ợ khiến bạn có cảm giác đau và điều này là khá phổ biến. Bạn hãy cố tránh những món ăn gây khó chịu.